•  hiephib@gmail.com
  •  0974.080.227
  • Thiết kế web Hải Phòng giá rẻ - Bảo hành vĩnh viễn - Dịch vụ uy tín hàng đầu Hải Phòng

Gọi ngay hotline: 0974.080.227 - hoặc gửi email qua : hiephib@gmail.com
Bạn sẽ có được thông tin nhanh nhất về các bước thiết kế web, chi phí hàng năm cũng như những ưu đãi về giá, thủ tục và những gì cần phải chuẩn bị trước khi thiết kế web.

Tìm kiếm

Giảm tỉ lệ thoát trang có tác dụng gì cho SEO.

Seo website là một công việc đòi hỏi độ kiên trì của người làm Seo nhưng bạn cũng cần chú ý đến rất nhiều yếu tố khác nhau nếu bạn muốn website của mình được trụ hạng bền vững. Công việc hàng ngày của người làm Seo không chỉ là cập nhật nội dung website, tối ưu hóa liên kết..vv. thì để mắt tới tỷ lệ thoát trang (bounce rate) cũng là một công việc quan trọng không kém. Là một trong những chỉ số đánh giá độ tin cậy của website. Các Seoer có thể nhận biết thực trạng website của mình như thế nào thông qua cách đánh giá chính xác trải nghiệm của người dùng. Tuy nhiên có sự quan trọng như vậy nhưng chưa hẳn các Seoer đã có thể hiểu về nó một cách rõ ràng và chính xác nhất. Hãy cùng ISING tìm hiểu về tỷ lệ này một cách chuyên sâu nhất để có được cái nhìn tổng quan về nó nhé.

Giảm tỉ lệ thoát trang có tác dụng gì cho SEO.

Tỷ lệ thoát trang là gì?

Bounce Rate là tỷ lệ số người truy cập vào trang và thoát ra mà không xem thêm bất cứ trang nào khác hay click thêm vào các đường link khác trên trang. Theo định nghĩa đó, tỷ lệ thoát được tính bằng = Tổng số lần truy cập chỉ xem 1 trang / Tổng số truy cập vào trang web của bạn.

Tầm quan trọng của Bounce Rate.

Không phải ngẫu nhiên mà Bounce Rate lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của các SEOer cũng như nhà đầu tư SEO trên thế giới. Nó được đánh giá là một chỉ số có thể phán ánh được thái độ của khách truy cập sau khi tìm hiểu thông tin trên trang web. Như vậy, Bounce Rate cao sẽ là một đòn đả kích rất lớn đến công việc SEO của các SEOer hay nhà đầu tư SEO, bởi bản chất của công việc SEO cũng chỉ nhằm mục đích hướng thông tin của website và sản phẩm đến với người dùng.

Ngoài ra, Bounce Rate còn có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của một website, thông qua việc phân tích trải nghiệm người dùng. Bounce Rate cao có một ảnh hưởng rất lớn đến độ uy tín của các website - bộ mặt của doanh nghiệp trên thế giới online. Một website có chất lượng tốt về cả nội dung và điều hướng thì rất khó có khả năng thu về một tỷ lệ Bounce Rate cao.

Chính vì vậy, có rất nhiều khả năng Bounce Rate chính là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc đánh giá thứ hạng của website. Mặc dù chưa có một khẳng định chắc chắn từ phía Google, tuy nhiên với việc công cụ tìm kiếm này đánh giá cao chỉ số Bounce Rate như vậy, thì Bounce Rate hoàn toàn có khả năng được các công cụ tìm kiếm sử dụng như một yếu tố xếp hạng website.

Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thoát.

1. Tốc độ load trang chậm rang web của bạn mất quá lâu để tải.

Đa số người dùng Internet thường không kiên nhẫn khi phải đợi một trang website load quá lâu, hay site đó không đủ hấp dẫn để lọt vào mắt xanh ở cái nhìn đầu tiên thì khó có mà lôi kéo họ ở lại đó được. Thiết kế trang web của bạn không thu hút người xem, nó lỗi thời, hoặc không thể hiện rõ mục đích của trang. Và họ sẽ không dành một cơ hội nào cho một website có tốc độ load trang lên đến 10s.

2. Người dùng thỏa mãn với thông tin nhận được và không cần thêm bất cứ thông tin nào trên trang nữa.

Đây là tình trạng rất phổ biến gặp ở một số website tin tức tuy nhiên, nó lại có thể cho thấy việc tạo các điều hướng trên trang của các website này chưa được tốt, hoặc các chủ đề liên quan chưa có một tiêu đề thực sự hấp dẫn với người dùng.

3. Người dùng đóng trình duyệt web hoặc bỏ đi ăn hay làm gì đó trong thời gian tối đa của một phiên truy cập.

Trường hợp làm gia tăng Bounce Rate này được xếp vào nhóm không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu người dùng truy cập vào trang thông qua các chiến dịch quảng cáo của nhà đầu tư SEO thì việc đặt khung giờ cho quảng cáo cần phải được điều chỉnh lại cho phù hợp với lượng thông tin muốn gửi đến người dùng.

4. Nội dung website quá nhàm chán, thiết kế rối mắt, hoặc website đang gặp một lỗi nào đó mà người dùng không thể xem nội dung trên trang.

Đây là một lỗi đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu đến website mà các nhà quản trị website cần khắc phục thật nhanh.

5. Người dùng truy cập vào trang sau đó ấn nút back.

Trường hợp phổ biến nhất của người dùng, nhất là những người đang tìm kiếm thông tin nào đó trên mạng. Sau khi tìm hiểu xong thông tin trên trang, họ sẽ ấn back để quay về trang trước đó nhằm tìm kiếm các nội dung khác hoặc các trang web với bài viết chất lượng hơn.

6. Người dùng click vào một External Link trên trang.

Rất nhiều website hiện nay đều quên không để chế độ mở trong tab mới của trình dyệt đối với các liên kết External Link. Đây là một sai lầm hết sức đáng tiếc bởi nó là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng Bounce Rate trên trang.

Giảm tỉ lệ thoát trang có tác dụng gì cho SEO.

Biện pháp khắc phục.

1. Tối ưu tốc độ web.

Một website gây "ức chế" cho người xem là thời gian load web chậm, Vô cùng tai hại nếu họ nhấn nút "Back", chỉ cần thế thôi là đã xong.

Bạn nên kiểm tra ngay web mình load chậm do đâu, thường là hình ảnh,flash hay javascript...nếu thế thì bạn hãy nên chọn những trang chia sẽ hình ảnh có tốc độ load nhanh như photobucket..vv.. ngoài ra các bạn nên bỏ những phần thừa, không cần thiết của web để tăng tốc tốt nhất cho site.

2. Bài viết nên có những liên kết có ích chứ không quá chú trọng tới thủ thuật.

Sẽ là tai hại nếu SEO từ khóa lên top mà nội dung khi click vào chẳng liên quan hoặc trang đó báo lỗi gì đó chẳng hạn và nhớ là tag những bài viết có liên quan để người xem thấy hay click luôn. Sẽ không ai muốn ở lâu trên 1 trang web mà có nội dung sơ sài chính vì vậy thay vì " nói dài nói dai thành ra nói dại" bạn nên đầu tư về mặt nội dung (Nội dung là Vua) cho thật tốt, thật hay đã không làm thì thôi làm thì làm đến nơi đến chốn.

Nội dung nên gắn ngon dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, có những điểm nổi bật, điểm nhấn bằng thẻ in đậm hay thẻ in nghiêng, viết nội dung đáp ứng được những yêu cầu của người dùng và những thói quen phổ biến của họ. Sưu tầm những thông tin hay, bổ ích - mục đích kéo người xem lại.

3. Xây dựng giao diện trực quan, dễ nhìn, nội dung phong phú liên quan đến nhu cầu người xem.

Hãy thiết kế trang web của bạn thật bắt mắt, ưa nhìn, bố trí khoa học,dễ dàng cho người xem tìm những thông tin mà họ muốn thì ai cũng muốn click thêm để xem thông tin phải không?

4. Điều hướng người dùng.

- Tạo danh mục điều hướng người dùng trên website. Nếu website của bạn có nhiều danh mục, việc người sử dụng mò mẫm trong website của bạn để tìm kiếm thông tin là rất ít khi xảy ra. Vì vậy, hãy tạo ra các hướng dẫn và mô tả một cách chi tiết để người dùng biết họ đang ở đâu và họ có thể đến nơi họ cần một cách nhanh nhất. Nếu không làm được điều này thì lựa chọn của họ sẽ là thoát trang ngay để tìm đến một website rõ ràng hơn.

- Tạo ra các bài viết liên quan, tagging các từ khóa thích hợp, điều này có công dụng rất lớn trong việc cung cấp một danh sách các bài viết bổ sung có liên quan đến chủ đề bài viết hiện tại của bạn nhằm điều hướng người dùng biết đến các bài khác hãy đặt các liên kết này ở những vị trí thích hợp, dễ nhìn, dễ click để nó có xác suất người dùng click vào cao nhất

- Đặt quảng cáo hợp lý, không gây click nhầm điều này không chỉ gây khó chịu cho khách hàng mà bản thân google cũng không thích. Bản thân mình khi gặp popup hoặc ad ẩn mình ucngx ngay lập tức ấn nút back và tránh quay lại website đó.

5. Giữ chân khách hàng.

Với các kỹ năng giữ chân người dùng, bạn có thể giảm thiểu tỷ lệ thoát trang. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong SEO, mà còn rất hữu ích cho công việc kinh doanh của bạn. Đối với một website mà bất cứ khách hàng nào ghé thăm đều tin cậy và thích thú, thì tỉ lệ chuyển đổi tự nhiên sẽ tăng lên theo.

Hãy cài đặt trên website một hộp Chat Box. Vì nó sẽ giúp người dùng nghĩ rằng họ luôn được chào đón và quan tâm. Họ sẽ gửi những câu hỏi, những thắc mắc cho nhân viên tư vấn, và nếu được hỗ trợ ngay lập tức thì có nghĩa là bạn đã ghi điểm trong mắt họ. Và tất nhiên, đối với các khách hàng hài lòng với website của bạn, thì không những họ ở lại lâu hơn với website, mà tỉ lệ họ quay lại trang vào các lần sau và click vào mua hàng là rất cao.

6. Giao diện website cần tương thích với các thiết bị di động và cầm tay.