•  hiephib@gmail.com
  •  0974.080.227
  • Thiết kế web Hải Phòng giá rẻ - Bảo hành vĩnh viễn - Dịch vụ uy tín hàng đầu Hải Phòng

Gọi ngay hotline: 0974.080.227 - hoặc gửi email qua : hiephib@gmail.com
Bạn sẽ có được thông tin nhanh nhất về các bước thiết kế web, chi phí hàng năm cũng như những ưu đãi về giá, thủ tục và những gì cần phải chuẩn bị trước khi thiết kế web.

Tìm kiếm

Tự học lập trình web:" Những hàm Php cơ bản".

Hy vọng với lượng kiến thức của chúng tôi chia sẻ sẽ phần nào giúp được những bạn trẻ đam mê bộ môn lập trình tham gia tìm hiểu để nâng cao tầm hiểu biết và kiến thức thực tế cho chính bản thân mình. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về Hàm PHP, định nghĩa, hoạt động, nhiệm vụ..vv của PHP. Để giảm thời gian lặp lại 1 thao tác code nhiều lần, PHP hỗ trợ người lập trình việc tự định nghĩa cho mình những hàm có khả năng lặp lại nhiều lần trong website. Việc này cũng giúp cho người lập trình kiểm soát mã nguồn một cách mạch lạc. Đồng thời có thể tùy biến ở mọi trang. Mà không cần phải khởi tạo hay viết lại mã lệnh như HTML thuần.

PHP là gì? Hoạt động ra sao?

PHP là một ngôn ngữ lập trình ứng dụng được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu viết các ứng dụng phục vụ trên nền tảng website. Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ sử dụng PHP trong việc lập trình website, và những dữ liệu PHP sẽ được xuất ra dưới dạng HTML để trình duyệt hiển thị.

tự học lập trình với những hàm php cơ bản

PHP không thể đơn phương hoạt động được nên nó sẽ cần một trình thông dịch (PHP interpreter) được hiểu như là một module của web server (ví dụ như module mod_php của Apache để thực thi mã PHP) hoặc thông qua một chương trình CGI để có thể thực thi được các mã PHP. 

Nhiệm vụ của PHP là gì?

Trong một trang web, nhiệm vụ của PHP sẽ là xây dựng các kịch bản trong mã nguồn của website để nó thực thi nhằm làm các việc mà bạn không phải làm thủ công. Ví dụ, nó có thể hiển thị thời gian hiện tại trên webserver hoặc một múi giờ nào đó đã được định nghĩa sẵn trong ngôn ngữ PHP ra ngoài website, ví dụ như: <?php echo 'Năm nay là ' . date('Y'); ?>.

Mặc dù bây giờ bạn có thể chưa hiểu PHP nhưng bạn có thể mường tượng được là nó liên quan đến việc hiển thị thời gian. Nhưng mà PHP không chỉ làm việc với nhiêu đó, mà nếu mình kể ra thì không biết bao giờ cho hết được.

Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng nữa của PHP để có thể hình thành lên những trang web động đó là kết nối với một máy chủ chứa cơ sở dữ liệu để thao tác như nhập, xoá, sửa và lấy dữ liệu về website. Công việc này nó giống như kiểu bạn đi vào website, PHP tự hiểu bạn cần xem dữ liệu gì, rồi nó kêu kêu thằng cơ sở dữ liệu là cần lấy cái này, lấy cái kia để đưa ra cho bạn xem. Hoặc là ví dụ rõ ràng hơn trong WordPress, khi bạn đăng một Post thì cái post đó sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu.

Kiến thức căn bản.

Các kiến thức căn bản về PHP nói riêng hay một ngôn ngữ lập trình nói chung như kiểu dữ liệu (data types), biến (variable), mảng (array), vòng lặp (loop), mệnh đề rẽ nhánh if else (if statement) là những kiến thức bắt buộc bạn cần phải biết. Mấy cái này thì dĩ nhiên là phải biết rồi nhưng mình nói ra để bạn biết là nó rất quan trọng nên hãy nắm thật vững.

tự học lập trình với những hàm php cơ bản

Kiến thức về hàm (function).

Kỹ thuật xây dựng hàm rất quan trọng khi bạn lập trình trong WordPress. Trong mã nguồn này nó có rất nhiều hàm có sẵn mà nếu bạn chưa biết qua thì khó lòng mà làm việc trong WordPress được. Thật ra khái niệm hàm cũng rất đơn giản, nếu bạn chưa học qua PHP thì mình xin nói trước rằng hàm nghĩa là một tập hợp các kịch bản PHP và nó sẽ được thực thi khi hàm được gọi ra.

Thành thạo mảng (Array).

Mảng là kiểu dữ liệu rất quan trọng trong bất cứ dự án nào, trong đó có WordPress. Hãy tưởng tượng mảng là một biến có nhiều giá trị, trong WordPress nó thường sử dụng mảng cho 2 việc, đó là để thiết lập các tham số khi sử dụng một hàm hoặc một lớp (class) nào đó, và việc còn lại là để xử lý các dữ liệu được trả về khi sử dụng một hàm nào đó trong WordPress. Cho nên chỉ có thông thạo thao tác xử lý mảng, bạn mới có thể không phải lấn cấn khi học WordPress nâng cao.

Lớp và Đối tượng (Class & Object).

Lớp nó cũng giống như mảng vậy, là tập hợp các kịch bản PHP nhưng sẽ nằm ở cấp độ cao hơn. Và trong lớp nó có thể chứa các biến (gọi là thuộc tính) và các hàm bên trong lớp (gọi là phương thức). Và khi lớp được tái tạo thì nó sẽ trả về các đối tượng dữ liệu. Cái này khi học PHP bạn có thể thực hành càng nhiều càng tốt, và khi học đến đây là coi như bạn đã học lập trình hướng đối tượng (OOP) rồi.

Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn định hướng được cách học của mình. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công với bộ môn yêu thích của mình.