Năm 2018 vừa qua với hàng loạt bùng nổ về hạ tầng xây dựng và dự án bất động sản tại Hải Phòng. Đã biến bất động sản tại Hải Phòng đang trở nên Hot hơn bao giờ hết.
Giá đất ở rất nhiều quận, hay xung quanh khu dự án đất đắt lên tới tận 3,4 lần.
Và đây chính là cơ hội cho rất nhiều thương nhân bất động sản ăn lên làm ra, và cũng là giai đoạn đánh dấu thành phố đang thay đổi diện mạo nhanh chóng.
Sau đây thietketot.com xin tổng hợp các dự án lớn tại Hải Phòng 2019 ( bao gồm cả dự án tư nhân và dự án V.O.T, vốn vay nước ngoài, hay dự án thuộc quy hoạch thành phố) để bạn đọc có thể hình dung về sức phát triển thành phố cũng như có cái nhìn tổng quan về tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Hải Phòng từ năm 2018 - 2019.
Phần I - Các dự án cơ sở hạ tầng Thành Phố
1/ Dự án xây dựng Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện
Dự án Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện. Đây là một trong hai hợp phần chính của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện, là cảng cửa ngõ quốc tế và tương lai sẽ là cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của miền Bắc. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự buổi Lễ.
Dự án có tổng mức đầu tư là 11.849 tỷ đồng (bao gồm 50,171 tỷ yên vốn vay ODA Nhật Bản và 1.800 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam); dự án có tổng chiều dài 15,63 km với điểm đầu tại nút giao Tân Vũ giao với Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; điểm cuối tiếp giáp với cổng cảng Lạch Huyện, trong đó riêng phần cầu vượt biển dài 5,443 km thi công bằng công nghệ SBS và đúc hẫng cân bằng.
Với riêng Hải Phòng, dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện sẽ kết nối và phát triển kinh tế ven biển của thành phố, góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cho những dự án nằm trong chương trình phát triển khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải.
Theo dự kiến đến năm 2030, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ đạt công suất tối đa khoảng 125 triệu tấn/năm. Hiện, hai bến khởi động số 1, 2 của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đang được đầu tư xây dựng, sẽ hoàn thành trong tháng 5/2018. Các bến số 3, 4 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, cho phép Công ty CP Cảng Hải Phòng nghiên cứu, đầu tư.
Qua khảo sát, lựa chọn phương án đầu tư, UBND TP Hải Phòng chọn phương án thiết kế đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện số 2 đặt về phía Bắc, song song với cầu Tân Vũ - Lạch Huyện hiện tại. Dự án đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện số 2 có điểm đầu tại nút giao Tân Vũ (giao với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km 100+891), điểm cuối tiếp giáp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Dự án được chia thành 02 hợp phần: Hợp phần 1 là phần đường dẫn hai đầu cầu, được đầu tư theo hình thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Đường dẫn phía bên quận Hải An có chiều dài 4.450m, chiều rộng mặt cắt ngang 48,5 - 52,5m. Đường dẫn phía bên huyện Cát Hải có chiều dài 4.200m, chiều rộng mặt cắt ngang 52,5 - 29,5m.
Hợp phần 2 gồm cầu dẫn và cầu chính, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Trong đó, phần cầu chính dài 490m; khổ thông thuyền: 100x12m; kết cấu cầu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng. Phần cầu dẫn có chiều dài 5.442,9m (phía quận Hải An dài 4.433,7m, phía huyện Cát Hải dài 519,2m); kết cấu dầm Super T khẩu độ 60m; chiều rộng mặt cắt ngang (phần cầu dẫn và cầu chính) là 32m chia thành 6 làn xe cơ giới và bổ sung thêm 2 làn đi riêng cho xe máy và xe thô sơ.
2/ Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc
Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt ngày 31/10/2017 có quy mô 253.686,8m2, tổng mức đầu tư hơn 1.454 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đền bù GPMB gần 668,5 tỷ đồng, giá trị đầu tư công trình là 768,82 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách thành phố. Dự án có tổng diện tích đất thu hồi thực hiện hơn 50.170 m2. Có 430 hộ dân, 7 tổ chức sử dụng đất trong chỉ giới thu hồi. Dự án bao gồm các hạng mục xây lắp nạo vét lòng sông bảo đảm độ sâu từ 2,1m đến 2,5m; chiều rộng lòng sông rộng đảm bảo 63m; kè bê tông thẳng đứng hai bên bờ sông. Cải tạo hè, đường Thế Lữ và đường Tam Bạc chiều rộng mặt đường 10m, vỉa hè phía bờ sông rộng 5m, vỉa hè phía nhà dân rộng 3m.
Với trách nhiệm là chủ đầu tư dự án, quận Hồng Bàng đã tổ chức các cuộc họp, lấy ý kiến rộng rải của cộng đồng dân cư và các chuyên gia về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế của dự án. Qua đó, lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu nhất, đáp ứng yêu cầu quy hoạch, mỹ quan trong việc cải tạo hạ tầng, cảnh quan sông Tam Bạc. Để từ đó, có thể khai thác tốt các hoạt động thương mại, dịch vụ, kết nối hai bờ sông, chuyển đổi thành phố đi bộ, từng bước hoàn thiện hệ thống cây xanh cảnh quan tổng thể của khu vực trung tâm thành phố.
Và tương lai có thể đây là dự án được chọn làm phố đi bộ 2 bên bờ sông Tam Bạc.
3/ Dự án đầu tư xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2
Đây là dự án xây dựng đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con.
Cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh được xây dựng theo phương án cầu vượt trực thông trên đường Nguyễn Văn Linh, kiến trúc cầu vòm, chiều dài cầu 288,2m, nhịp chính dài 100m, mặt cầu rộng 19m; đoạn tường chắn hai đầu cầu rộng từ 16,5m đến 19m. Xây dựng đường hai nhánh hai bên cầu, nền đường rộng 10,5m, mặt đường rộng 7,5m, hè đường rộng 3,0m.
Quy hoạch Dự án xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2
Tổng mức đầu tư của dự án, đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con là 1.405 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng công trình cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh và đoạn tuyến kết nối với đường chợ Hàng cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh khoảng 360 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện dự án thuộc ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện công trình từ năm 2018 đến năm 2020. Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng.
Trục giao thông này góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm lưu lượng giao thông cho tuyến đường Cầu Đất - Lạch Tray - Cầu Rào, phát huy hiệu quả khai thác cầu Rào 2. Đồng thời, từng bước giải quyết các vấn đề cấp bách về giao thông đô thị cho người dân và phương tiện lưu thông qua nút giao Nguyễn Văn Linh – Cầu Rào 2, tăng năng lực vận tải cho hệ thống cảng biển Hải Phòng.
4/Các dự án nâng cấp tuyến đường 356 xuyên đảo Cát Bà
Các dự án hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch trên đảo Cát Bà (Cải tạo, nâng cấp đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà, đoạn Cái Viềng - Mốc Trắng; Cải tạo, nâng cấp đường 356, đoạn từ ngã ba Hiền Hào đến ngã ba Áng Sỏi, huyện Cát Hải và đoạn từ ngã ba Áng Sỏi đến tổ dân phố số 2 thị trấn Cát Bà).
5/Dự án đầu tư xây dựng Nút giao thông Nam cầu Bính
Nút giao thông Nam cầu Bính hiện là điểm giao giữa đường dẫn bờ Nam cầu Bính với đường Hồng Bàng (Quốc lộ 5 mới), đường Bạch Đằng (đường vào trung tâm thành phố Hải Phòng qua cầu Thượng Lý), đường Hùng Vương (đường đi cầu Quay), đường Hà Nội (Quốc lộ 5 cũ) đi về phía Sở Dầu và tuyến đường quy hoạch qua sông Rế kết nối với đường Vành đai 2 của thành phố. Tại vị trí nút giao, bên cạnh các tuyến đường bộ nói trên còn có ga Thượng Lý thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Theo quy hoạch hệ thống giao thành phố được duyệt, đây là nút giao ngã 6 ở cửa ngõ vào trung tâm thành phố.
6/Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng Nước từ chân cầu Bính nối với đường 359 tại thị trấn núi Đèo, huyện Thủy Nguyên
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng Nước từ chân cầu Bính nối đường 359 do UBND huyện Thủy Nguyên là chủ đầu tư, được phê duyệt tại Quyết định số 67/QĐ-HĐND ngày 25-10-2016, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía bắc sông Cấm, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa.
Dự án đi qua địa bàn 3 xã (Tân Dương, Thủy Sơn, Thủy Đường) và thị trấn Núi Đèo, với tổng mức đầu tư hơn 420 tỷ đồng là vốn ngân sách của thành phố. Về quy mô, dự án được đầu tư có chiều dài 3,7km đường giao thông cấp II, bề rộng 30 mét (bề mặt đường xe chạy 20 mét, hè đường mỗi bên 5 mét).
Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, vận tốc thiết kế 60km/h, cùng với hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, biển báo, sơn vạch kẻ đường và trồng cây xanh đảm bảo mỹ quan kiến trúc 2 bên đường.
Cũng theo phê duyệt, thời gian thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng Nước từ 2017-2019. Tuy nhiên đến nay đã hơn 1 năm nhưng theo tìm hiểu thực tế, hiện chỉ có vỏn vẹn một gói xây lắp do Liên danh nhà thầu là Công ty TNHH Trung Hạnh và HJC thi công.
Trong đó, giá trị khối lượng mà Công ty TNHH Trung Hạnh đang thi công ở khu vực xã Thủy Đường chỉ đạt gần 10 tỷ đồng, phần còn lại vẫn im lìm do mặt bằng bàn giao mới đạt khoảng ½ khối lượng.
Lý giải về việc tiến độ của dự án quá chậm, ông Tô Huy Lương, Giám đốc BQL Dự án huyện Thủy Nguyên cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do kinh phí cho công tác GPMB quá ít, không đáp ứng được yêu cầu.
Cụ thể, tổng kinh phí cho GPMB cả dự án khoảng 160 tỷ đồng, liên quan đến 446 hộ dân nhưng trong năm 2017, thành phố mới chỉ bố trí được 11 tỷ đồng. Năm 2018, vốn bố trí cho GPMB cũng chỉ “nhỏ giọt” cùng con số 11 tỷ đồng, song hiện số vốn này vẫn chưa được giải ngân.
Theo đánh giá, Dự án ầu tư xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo tuyến đường Máng Nước cùng với các dự án nâng cấp mở rộng đường 359, tuyến đường từ Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Gia Minh vào Nhà máy xi măng Hải Phòng, hệ thống đô thị giao thông Bắc Sông Cấm, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Nguyễn Trãi sẽ tạo nên một hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại, khắc phục ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn.
Song trước mắt, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đang quá tải, nhất là tuyến đường 359 (đoạn Cầu Bính - Phà Rừng) hàng ngày mật độ phương tiện giao thông dày đặc. Thực trạng này càng đòi hỏi việc xây dựng tuyến đường Máng Nước càng trở nên cấp bách.
Được biết, trước khó khăn về kinh phí cho công tác GPMB thực hiện dự án, nên để có mặt bằng thi công tuyến đường, UBND huyện Thủy Nguyên đã phải xây dựng phương án đền bù, trong đó, ưu tiên giải tỏa đất nông nghiệp tại khu vực 2 xã Tân Dương, Thủy Sơn, liên quan đến khoảng 200 hộ dân. Tuy, việc lựa chọn phương án đền bù trong khoảng thời gian khá dài cũng khiến nguồn vốn năm 2018 cho công tác GPMB ở dự án này bị chậm giải ngân.
7/ Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng;
Dự án ”Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng” có tổng mức đầu tư là 276,61 triệu USD, trong đó vốn IDA tài trợ là 112,100 triệu SDR (tương đương 175 triệu USD). Dự án được gia hạn thực hiện đến ngày 31/8/2018 theo Hiệp định Tài trợ.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Bộ: Ngoại giao,Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục pháp lý để gia hạn thời hạn thực hiện Dự án theo Hiệp định trên.
Đồng thời, UBND thành phố Hải Phòng triển khai các biện pháp phù hợp để hoàn thành Dự án theo đúng thời gian được gia hạn, không để phải tiếp tục gia hạn; có trách nhiệm bố trí nguồn chi trả toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc gia hạn thời gian thực hiện Dự án và Hiệp định kể cả phí cam kết.
Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng được TP Hải Phòng xác định là một trong những dự án trọng điểm với nhiều hạng mục công trình giao thông góp phần làm thay đổi bộ mặt của thành phố.
Xây dựng các đoạn đường quan trọng nhằm hỗ trợ việc phát triển thành phố trong tương lai, cải thiện dịch vụ xe buýt và phương thức tổ chức, và nâng cao năng lực của các đơn vị thực hiện và lập qui hoạch giao thông.
Đánh giá chung cho thấy, các hợp phần của dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng bao gồm: Nâng cao năng lực thể chế, phát triển giao thông công cộng cơ bản hoàn thành; hợp phần xây dựng tuyến đường trục đô thị cơ bản còn vướng 100m đường chưa GPMB tại xã Bắc Sơn nên chưa thể thi công và có nguy cơ sẽ làm chậm tiến độ về đích của DA.
Hợp phần xây dựng tuyến đường trục đô thị dài 20km từ xã Bắc Sơn (huyện An Dương) đến phường Nam Hải (quận Hải An) là hạng mục quan trọng với số vốn đầu tư lớn nhất, tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông và góp phần mở rộng đô thị Hải Phòng theo trục Đông - Tây.
8/ Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường nối từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục, huyện Vĩnh Bảo
Dự án cải tạo, nâng cấp đường từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục huyện Vĩnh Bảo do Sở Giao thông vận tải Hải Phòng làm chủ đầu tư. Công tác GPMB bắt đầu triển khai từ cuối tháng 10/2017. Tổng chiều dài 15,3 km (2 phía kênh Chanh Dương) qua 6 xã, thị trấn. Tổng diện tích thu hồi 23,78 ha. Tổng số hộ dân có đất bị thu hồi trên 1.252 hộ (đất nông nghiệp 320 hộ, đất ở 932 hộ). Số hộ tái định cư 98 hộ.
Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Bảo, tính đến ngày 28/5 công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành bàn giao 7,1/15,3 km. Huyện hoàn thành công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ; công khai 884/900 hộ đất ở; phê duyệt phương án 716/900 hộ đất ở với tổng số tiền 267,5 tỷ đồng. Số hộ nhận tiền và ký bàn giao mặt bằng 418 hộ/ 900 hộ đất ở, số tiền chi trả 147 tỷ đồng. Còn lại 482 hộ đất ở (trong đó có 64 hộ đã mời nhận tiền nhưng chưa nhận tiền) chưa trả tiền, chưa bàn giao mặt bằng. Theo Sở Giao thông – Vận tải (chủ đầu tư dự án), khối lượng thi công hiện đạt khoảng 21,5%. Trong đó, thảm bê tông nhựa được 1,3 km trên tuyến Quốc lộ 37; đang thi công đào bóc hữu cơ, đắp cát nền đường được gần 1,9 km trên tuyến Quốc lộ 37; thi công 1 km lớp áo đường trên tuyến mới; gần 2,5 km trong thời gian gia tải. Theo đánh giá cơ quan chuyên môn, hiện công tác GPMB dự án còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ dự án.
9/ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9km trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư.
Tin từ UBND TP. Hải Phòng, Hợp đồng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP. Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình vừa được công bố. Dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), với tổng mức đầu tư 3.758 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tư đóng góp là 900 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động là 2.138 tỷ đồng, ngân sách thành phố Hải Phòng chi 411,754 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố.
Theo quy hoạch, đường ven biển Việt Nam có chiều dài khoảng 3.041 km và cũng là tuyến đường bộ thứ 3 chạy thông suốt từ Bắc vào Nam, sau quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh trong đó, đoạn đi qua Hải Phòng và Thái Bình dài 29,7km đường bộ (20,782 km thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng và 8,925 km thuộc địa bàn tỉnh Thái Bình). Quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, chiều rộng mặt cắt ngang đường dài 12 m với 2 làn xe cơ giới rộng 7m (2x3,5m), tốc độ thiết kế 80 km/h. Riêng đoạn từ nút giao DDT361 (Km4+855 theo lý trình dự án) đến cuối tuyến (giao Quốc lộ 37 mới ở phía Thái Bình) thiết kế yếu tố hình học đảm bảo quy mô đường cao tốc cấp 100 km/h. Trên đoạn tuyến từ Hải Phòng – Thái Bình sẽ có 8 cây cầu được xây dựng. Trong đó, có 2 cây cầu lớn nhất là cầu vượt qua sông Văn Úc dài gần 2 km và cầu vượt sông Thái Bình dài hơn 1 km. Tuyến đường này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển liên kết vùng, mở ra hướng phát triển kinh tế đột phá cho từng địa phương.
10/ Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi
Cầu Nguyễn Trãi dài hơn 1.300m có điểm đầu kết nối với đường trục chính Bắc Nam của Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên); điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Trãi tại nút giao Ngã 5 sân bay Cát Bi với đường Lê Thánh Tông (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Tp Hải Phòng).
Tổng mức đầu tư Dự án dự kiến là 6.129 tỷ đồng, trong đó phần vốn vay ODA Nhật Bản là 5.474,4 tỷ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách địa phương là 654,6 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 2522/BXD-HTKT ngày 25/10/2017 trả lời Văn bản số 8275/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 09/10/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng cầu Nguyễn Trãi do UBND TP Hải Phòng lập. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực trung tâm hành chính cũ tại quận Hồng Bàng với trung tâm hành chính mới được xây dựng tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm, đồng thời tạo kết nối giao thông từ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sang huyện Thủy Nguyên.
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi là cần thiết, từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.
11/Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.
Đây là sự kiện đầu tiên chuẩn bị cho việc xây dựng và di chuyển trung tâm hành chính thành phố với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách thành phố và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác theo Quyết định số 1131 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án bao gồm những công trình xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ với chiều dài khoảng 1.138 mét, xây dựng đê tả sông Cấm với chiều dài khoảng 2.016 mét, xây dựng hệ thống giao thông chính Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, tổng chiểu dài khoảng 9.958 mét, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.
Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc sông Cấm sẽ đánh dấu một mốc son trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố, đưa Hải Phòng xứng đáng là thành phố Cảng quốc tế. Hải Phòng sẽ trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp Quốc gia và là một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của miền Bắc cũng như trung tâm công nghiệp tài chính thương mại lớn của cả nước. Khu đô thị Bắc sông Cấm sẽ là một đô thị hiện đại, là một biểu tượng của sự phát triển mở rộng quy mô của thành phố trong thời kỳ mới”, ông Thành nói.
Dự án được quy hoạch gồm 4 khu chức năng chính theo trục Bắc - Nam và 3 khu chức năng phụ trợ. Trong đó, 4 khu chức năng chính gồm: Khu hành chính - chính trị, khu đa chức năng, khu thương mại, khu cảnh quan mặt nước. Trong đó 3 khu chức năng phụ trợ gồm: Trung tâm văn hóa, khu ở cao tầng kết hợp khu đa năng, khu Thương mại và cảnh quan mặt nước.
Các công trình đê, kè sông Cấm, hệ thống giao thông chính và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị Bắc sông Cấm dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020
12/ Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính - chính trị thành phố tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.
Toàn bộ đề án có vốn gần 10.000 tỷ đồng trong đó nguồn vốn dự kiến xin ngân sách trung ương 6.854 tỷ đồng, ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác là 3.039 tỷ, hiện UBND TP Hải Phòng vừa trình Chính phủ duyệt.
Tổng diện tích toàn bộ dự án khoảng 324ha, trong đó đất xây trụ sở hành chính chính trị hơn 30ha và là một hạng mục nằm trong khu trung tâm hành chính – chính trị Bắc sông Cấm (huyện Thủy Nguyên)
Phạm vi ranh giới gồm một phần xã Dương Quan, Tân Dương và Hoa Động của huyện Thủy Nguyên. Quy mô diện tích 322,04ha. Gồm 4 khu chức năng chính theo trục Bắc Nam là khu hành chính, chính trị; khu đa chức năng; khu thương mại; khu cảnh quan mặt nước và 6 khu phụ trợ là: Trung tâm văn hóa, khu ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại, khu y tế và khu đa chức năng, khu trường học và ở sinh thái, khu thương mại và cảnh quan mặt nước, khu thương mại ven sông và khu ở kết hợp khu đa chức năng.
Bố cục không gian tổng thể khu quy hoạch thấp dần về khu trung tâm hành chính, chính trị. Tổ chức hai trục không gian chính theo hướng Bắc Nam và Đông Tây.
13/ Dự án đầu tư xây dựng Nhà tang lễ thành phố.
Theo quy hoạch, Hải Phòng hiện cần tối thiểu 8 nhà tang lễ. Sở Xây dựng đã đề xuất 4 địa điểm, trong đó có 2 địa điểm nằm trong quy hoạch nghĩa trang thành phố là khuôn viên bệnh viện Việt- Tiệp cơ sở 2 tại xã An Đồng (huyện An Dương) và trên đường liên phường tại phường Tràng Cát (quận Hải An).
Còn lại 2 địa điểm nằm ngoài quy hoạch nghĩa trang là khu đất chân cầu Niệm 2, phường Vĩnh Niệm (quận Lê Chân) và khu đất quy hoạch mở rộng bệnh viện Việt-Tiệp tại địa điểm cũ trại tạm giam của Công an thành phố trên đường Nguyễn Đức Cảnh.
Trước mắt, thành phố sẽ chuyển diện tích gần 10.000m2 của trại tạm giam Công an thành phố thành Nhà tang lễ. Dự kiến việc xây dựng sẽ hoàn thành trong năm 2018.
Nhà tang lễ mới dự kiến sẽ có 1 tầng và 1 tầng hầm, 2 nhà chờ 2 tầng. Bên cạnh đó là có diện tích khu tâm linh phù hợp tương ứng với diện tích của khu tâm linh đang có ở nhà tang lễ 39 Trần Nguyên Hãn.
14/ Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng lại các chung cư cũ, xuống cấp trên địa bàn thành phố (gồm cả các dự án phục vụ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật) 100% chỉ định thầu
Cụ thể, tháng 4/2017, Hoàng Huy được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án Đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi, quận Ngô Quyền (gọi tắt là Dự án U1, U2, U3) với TMĐT 109,627 tỷ đồng. Đến tháng 10/2017, Hoàng Huy tiếp tục được lựa chọn thực hiện Dự án Cải tạo chung cư cũ, xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn TP. Hải Phòng - Công trình Goldenland 5, xây dựng chung cư HH3, HH4 phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng với TMĐT lên tới trên 1.712 tỷ đồng (gọi tắt là Dự án HH3, HH4).
Thừa thắng, Hoàng Huy tiếp tục đề xuất Dự án Xây dựng chung cư VM1, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền với TMĐT dự kiến 700 tỷ đồng. Đề xuất đã được UBND TP. Hải Phòng phê duyệt và được Sở KH&ĐT Hải Phòng công bố đầu tháng này.
15/ Dự án đầu tư xây dựng nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (vốn đầu tư công của thành phố hỗ trợ giải phóng mặt bằng).
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Thành ủy và Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam giao Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư Dự án. Lễ khởi công xây dựng công trình được tổ chức vào ngày 3/2/2018. Sau 1 năm triển khai thực hiện Dự án, với tinh thần nỗ lực, sát sao của thành phố Hải Phòng, sự quan tâm phối hợp hiệu quả của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công trình Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn và các tầng lớp nhân dân, nơi bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ thành phố đã cơ bản hoàn thành và đảm bảo yêu cầu, chất lượng công trình.
Sáng 30/1/2019, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng, huyện An Dương đã được chính thức khánh thành. Sau phần nghi lễ, công trình sẵn sàng đón tiếp nhân dân đến dâng hương tưởng nhớ người chiến sĩ Cộng sản kiên trung bất khuất, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng.
16/ Dự án đầu tư trồng cây xanh và chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố.
Nghị quyết 05/2018/NQ –HĐND ngày 12/07/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế hỗ trợ vât tư (xi măng, gạch lát vỉa hè, pha đèn chiếu sáng và cây xanh) để cải tạo, nâng cấp hè, đường ngõ đã xuống cấp trên địa bàn các quận thuộc thành phố đã huy động được sức mạnh của cộng động dân cư, huy động sự tham gia của nhân dân theo nguyên tắc dân chủ vào việc chỉnh trang đô thị. Nhờ cơ chế hỗ trợ đúng đắn mà các tuyến phố đã được bổ sung thêm cây xanh; các ngõ, ngách đã được cải tạo, nâng cấp mang lại cho đô thị Hải Phòng một diện mạo xanh – sạch - đẹp.
Bài viết mới
Bài viết nổi bật
- Hướng dẫn nộp thuế môn bài qua mạng 2019 - 05/01/2019 00:24
- Bảng icon facebook đầy đủ nhất - giúp bạn comment facebook cực kỳ độc - 14/12/2018 00:29
- Khuyến mãi cáp quang FPT cho gia đình và doanh nghiệp - 22/10/2015 10:31
- Hải Phòng cần một công ty thiết kế web chuyên nghiệp vê mọi mặt - 15/10/2015 12:54
- Những khuyến mãi khi lắp mạng internet Fpt Hải Phòng - 15/10/2015 12:53